TỔNG QUAN VỀ CÂY PHÚ QUÝ:
Tên thường gọi: Cây Phú Quý
Tên khoa học: Aglaonema hybrid
Cây Phú Quý là loại cây cảnh chơi hệ lá và mang tính phong thuỷ rất tốt dành cho gia chủ. Hiện nay cây phú quý thường được trồng viền, trang trí sân vườn, trồng trên vườn tường, ngoài ra cây phú quý cũng có thể được trồng trong chậu để trang trí nội thất, bàn làm việc, văn phòng làm việc rất đẹp mắt và tạo được điểm nhấn độc đáo.
1. Đặc điểm:
Cây Phú Quý có danh pháp khoa học là Aglaonema hybrid, nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia. Giống cây ban đầu có màu xanh nhưng hiện nay được lai tạo nên chúng có màu đỏ hồng.
Cây Phú Quý thuộc loài cây thân thảo, có chiều cao từ 30 – 70cm. Thân cây khá nhỏ, màu trắng pha hồng. Lá cây mỏng, nhẵn, bề mặt màu xanh đậm và có viền màu đỏ hồng.
Cây Phú Quý có thể trồng trên cạn hoặc thủy sinh. Cây ưa bóng râm và kị ánh nắng trực tiếp. Nếu muốn cây ra hoa, cần cho cây đủ ánh nắng. Hoa cây phú quý có màu vàng nhạt, khi tàn để lại màu cam hay đỏ mọng.
2. Ý nghĩa:
+ Mang lại tài lộc và thịnh vượng
– Tên gọi “Phú Quý” đã gợi lên sự giàu sang, phú quý và sung túc.
– Trồng cây Phú Quý trong nhà hoặc văn phòng được cho là sẽ thu hút tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
+ Thể hiện sự may mắn và thăng tiến
– Màu sắc của cây (lá xanh pha viền đỏ hoặc hồng) tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, và những khởi đầu tốt đẹp.
– Đặc biệt, cây Phú Quý thường được tặng vào các dịp khai trương, tân gia, hoặc lễ Tết với mong muốn người nhận có cuộc sống thịnh vượng và sự nghiệp phát triển.
+ Cân bằng và hài hòa không gian sống
– Trong phong thủy, cây Phú Quý thuộc hành Mộc, giúp cân bằng năng lượng và mang đến sự hài hòa cho không gian.
– Đặt cây ở nơi phù hợp sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác bình an và thoải mái.
+ Tăng cường sức khỏe và năng lượng tích cực
– Cây Phú Quý có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt bụi bẩn và khí độc trong không gian sống, giúp cải thiện chất lượng không khí.
– Nhờ đó, cây mang lại cảm giác thư thái, giảm căng thẳng và tăng năng lượng tích cực cho gia chủ.
+ Biểu tượng của sự biết ơn và trân trọng
– Cây Phú Quý thường được chọn làm quà tặng ý nghĩa để bày tỏ sự biết ơn hoặc thay lời chúc phúc, như một cách trân trọng mối quan hệ tốt đẹp.
3. Cách trồng và chăm sóc:
Cây Phú Quý rất dễ trồng, có hai cách để trồng cây này là trong đất hay thủy sinh.
+ Trồng cây phú quý trong chậu đất:
– Nguyên liệu: Chậu cây, đất tơi xốp (gồm xơ dừa, trấu, đất thịt hay đất hữu cơ) giống cây phú quý.
– Cách trồng: Đầu tiên cho đất vào chậu cây và đào một cái lỗ chính giữa. Sau đó, bạn cho cây vào lỗ và lấp đất lại. Cuối cùng bạn tưới phun sương cho cây để tạo độ ẩm.
+ Trồng cây phú quý thủy sinh:
– Nguyên liệu: Cây giống, chậu thủy tinh, nước, sỏi, dung dịch thủy sinh.
– Cách trồng: Đầu tiên bạn cắt những rễ cây bị thối, hư. Nếu bạn lấy cây từ trong đất thì rửa sạch rễ. Sau đó bạn cho cây vào chính giữa chậu và cho nước vào cùng vài giọt dung dịch thủy sinh theo tỷ lệ hợp lý, đổ nước ngập đủ phần rễ để tránh cây bị úng nước. Cuối cùng bạn nhẹ nhàng cho sỏi vào vừa để cố định phần gốc vừa tăng thẩm mỹ.
+ Cách chăm sóc cây phú quý:
Cây Phú Quý bị bệnh thì cắt bỏ đi phần lá bị sâu là được.
Nếu bạn trồng chậu đất thì tưới nước thường xuyên 2 – 3 lần/ngày để duy trì độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.
Còn trồng thủy sinh thì 3 ngày thay nước 1 lần để tránh lăng quăng, rêu bám.
Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân NPK, phân hữu cơ đối với cây trong chậu hay ngoài vườn, tần suất 1 tháng/lần. Còn cây thủy sinh thì chỉ cần vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được.
Bạn có thể trang trí xung quanh chậu thủy sinh vài bức tượng nhỏ hay nuôi cá bảy màu để ăn lăng quăng.
#CHITHACONST #NhaThauXayDung #XayDungChinhThang #YNghiaCayPhuQuy #ynghiacayphuquy #chithaconst